• +84.963.866.617 (Zalo) info@tpts.com.vn - tp.totalsupplies@gmail.com
    • Cửa hàng: 18/4 Phan Văn Hớn, Bà Điểm, Hóc Môn, TP.HCM (Đối diện UBND Xã Bà Điểm)
    • Th2-Th7:8:30 - 17:00

AN TOÀN VÀ VỆ SINH tại xưởng gỗ

ATVS xuong go

Cục Quản lý Lao động, Thanh tra Lao động, An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp - Tổng Cục Quản trị và Cơ chế Ba bên

Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế - www.ilo.org/labadmin-osh

     Các hoạt động được thực hiện trong xưởng gỗ rất đa dạng, do đó các loại hình xưởng gỗ được phân loại theo những hoạt động cụ thể này, từ xưởng điêu khắc gỗ cho đến xưởng mộc. Tất cả các loại hình kể trên đề ẩn chứa nhiều nguy cơ có thể dẫn đến những chấn thương, bệnh tật nghiêm trọng, thậm chí có thể gây tử vong. Bạn có biết rằng ngành chế biến gỗ là một trong những ngành nghề có tỷ lệ tai nạn lao động cao nhất trong nền công nghiệp sản xuất và chính bạn cũng có thể gặp phải nguy cơ gặp phải tai nạn lao động ?

     Tiếp xúc với máy cắt và lưỡi cưa là nguyên nhân dẫn tới hầu hết các tai nạn lao động tại xưởng gỗ, tuy nhiên, trơn trượt, vấp ngã, bụi và tiếng ồn cũng là những nguy cơ thường gặp gây tai nạn và suy giảm sức khỏe

     Bản thông tin này cung cấp hướng dẫn thực hành trong những trường hợp nhất định để giảm thiểu nguy cơ xảy ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Hãy nhớ rằng ngoài những nguy cơ mà chúng tôi đề cập tới bạn có thể gặp phải rất nhiều rủi ro khác. Trong những tình huống nhất định, những biện pháp phòng ngừa bổ sung có thể là bắt buộc, chẳng hạn như khi bạn mang thai. Vì vậy, trước khi bắt đầu một công việc nào đó, hãy dừng lại và tự hỏi:

 

1. Bạn sẽ tiến hành công việc đó như thế nào ?

2. Bạn đã có hiểu biết đầy đủ để luôn làm việc an toàn và đảm bảo sức khỏe hay không ? 

Hãy tham khảo một số biện pháp phòng ngừa khi đứng trước một số rủi ro nhất định.

Ngoài ra hãy liên hệ với cơ quan thanh tra lao động hoặc đơn vị an toàn và vệ sinh lao động tại địa phương để giúp bạn hiểu rõ các rủi ro có thể gặp phải cũng như các biện pháp phòng ngừa cần áp dụng.

 

LÀM VIỆC VỚI MÁY MÓC

     Ba loại máy gây ra hầu hết các tai nạn lao động trong xưởng gỗ là: máy bào gỗ, máy cưa đĩa để bàn và máy phay đứng. Nếu máy không được che chắn cẩn thận bạn có thể chạm phải những bộ phận nguy hiểm và gặp chấn thương nghiêm trọng, đôi khi dẫn tới mất ngón hoặc chi trên.

     Sau khi tắt máy, phần lưỡi dao và lưỡi cưa vẫn tiếp tục hoạt động. Chúng ta có thể giảm thiểm nguy cơ do tiếp xúc với lưỡi dao và lưỡi cưa đang hoạt động nếu máy được che chắn kỹ và trang bị má phanh giúp các bộ phận này dừng trong thời gian ngắn, lý tưởng là 10 giây.

     Tất cả các công nhân vận hành máy chế biến gỗ phải được đào tạo bài bản, hiểu về các nguy cơ có thể xảy ra và cách vận hành máy an toàn.

Máy bào gỗ

1. Để phòng ngừa tai nạn khi tiếp xúc với bộ phận cắt - Hãy đảm bảo rằng máy bào gỗ có bộ phận che chắn bảo vệ chắc chắn cho toàn bộ phần lưỡi cắt. Bộ phận che chắn bảo vệ này phải dễ điều chỉnh, ví dụ như không cần tới dụng cụ mới có thể điều chỉnh.

2. Để giảm thiểu việc tiếp xúc với bộ phận cắt và loại trừ khả năng chạm phải lưỡi cắt - Điều chỉnh bộ phận che chắn sát tối đa với phần gỗ đang thao tác.

3. Để giữ khoảng cách giữa tay và bộ phận cắt - Sử dụng bàn đẩy khi thực hiện thao tác với các chi tiết gỗ nhỏ. Để tay luôn ở khoảng cách an toàn có thể sử dụng cây đẩy nếu cần.

     Chú ý: Che chắn bộ phận cắt và tuân theo hệ thống an toàn khi làm việc là tối quan trọng. Đối với máy cắt hai lưỡi, trong vòng một phút máy này có thể tạo ra 10.000 chuyển động cắt, do đó nếu tay tiếp xúc với lưỡi cắt thì trong vòng 1/10 giây, ngón tay sẽ bị cắt 16 lần.

 

Máy cưa đĩa để bàn

     Máy cưa đĩa có những bộ phận sau: Chêm mở mạch cưa, Vỏ che lưỡi cưa, có thể hạ xuống sát chi tiết gỗ cần thao tác. Những chi tiết này giúp phòng tránh việc miếng gỗ văng về phía bạn và tránh tiếp xúc trực tiếp với lưỡi cưa.

1. Khi sử dụng máy cưa đĩa bạn cần giữ khoảng cách giữa tay và lưỡi cưa. Nếu phải tiếp xúc trong khoảng cách 30cm bạn cần sử dụng gậy đẩy dài ít nhất 45cm và có phần đầu gậy có vấu. Công cụ này giúp đảm bảo tay bạn tránh xa phần lưỡi cưa đang chuyển động.

2. Cân nhắc cẩn trọng trước khi tiến hành công việc để quyết định dụng cụ bảo vệ bạn cần dùng để giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc với lưỡi cắt.

3. Để tránh trường hợp ngón tay tiếp xúc với lưỡi cắt vẫn vẫn hoạt động sau khi đã tắt máy - Xem xét việc trang bị má phanh để dừng lưỡi cắt trong thời gian ngắn, lý tưởng là 10 giây.

4. Sử dụng dụng cụ hạn chế các mảnh vỡ văng ra từ lưỡi cắt, dụng cụ này giúp giảm nguy cơ mảnh vật liệu văng ngược lại và hạn chế chấn thương nghiêm trọng.

     Những loại máy móc này có thể được sử dụng để thực hiện nhiều dạng công việc khác nhau. Tùy thuộc vào hoạt động mà bạn đang tiến hành, bạn có thể cần dùng nhiều hình thức bảo vệ. Không có cách thức che chắn nào có thể bảo vệ bạn trong mọi tình huống. Trong hầu hết các trường hợp, lưỡi cắt cần được che chắn ở mức độ cao, và trong trường hợp lưỡi cắt không được che chắn tốt bạn cần sử dụng dụng cụ gá lắp và dụng cụ cầm tay.

BỤI GỖ

     Việc vận hành máy móc trong xưởng thường tạo ra rất nhiều bụi gỗ. Những loại bụi gỗ này rất độc hại. Vì sao ?

- Bụi gỗ có thể là nguyên nhân gây ra bệnh hen phế quản, bệnh viêm da và ung thư

- Do dễ cháy nên bụi gỗ có thể gây ra hỏa họa hoặc nổ

- Bụi gỗ có thể gây trơn trượt trên sàn nhà

1. Thông báo với người lao động về những nguy cơ có thể mắc do hít phải bụi gỗ và các biện pháp phòng ngừa cần thực hiện. Qua đó tất cả người lao động đều hiểu rõ những nguy cơ và cần kiểm soát những gì để luôn đảm bảo sức khỏe.

2. Sử dụng hệ thống hút bụi kết nối với máy để thu gom bụi khi máy vận hành. Bằng cách dọn sạch bụi ngay từ nguồn bạn sẽ tránh khỏi việc bụi phát tán và hít phải bụi này.

3. Nếu không thể thực hiện các biện pháp trên, hãy đeo mặt nạ chống bụi phù hợp (hãy kiểm tra thông tin với nhà sản xuất để chắc chắn rằng mặt nạ giúp bạn tránh hít khỏi bụi mịn). Không hít phải bụi gỗ có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh về phổi.

4. Sử dụng kem bảo vệ da hằng ngày, bởi vị bụi gỗ có thể làm da bạn khô đi, và kem bảo vệ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm da.

5. Thao tác riêng biệt giữa các công việc không gây bụi (Ví dụ: lắp ráp chi tiết) và các hoạt động gây bụi (Ví dụ: vận hành máy móc) để giảm thiểu số lượng lao động tiếp xúc với bụi.

P4

 

6. Để gom bụi, giảm khả năng hít phải bụi, máy hút bụi gia dụng có thể không hút hết bụi vì những máy này quá nhỏ và bụi mịn có thể lọt qua màng lọc - Sử dụng máy hút bụi công nghiệp với màng lọc bụi để dọn dẹp xưởng. 

7. Để đảm bảo những phần bụi mịn không thể bay lên và xâm nhập đường thở, nếu phải quét bụi hãy làm ẩm phạm vi cần quét (ví dụ: sử dụng bình tưới nước và đeo mặt nạ chống bụi. Không sử dụng máy nén khí để thổi bụi đi bởi vì nếu sử dụng cách này bụi chỉ bay sang chỗ khác và vẫn ở trong không khí.

     Những loại máy chế biến gỗ như máy cắt hoặc máy đánh bóng tạo ra bụi gỗ mịn và mắt thường không thể nhìn thấy. Nếu hít phải bụi này sẽ gây nguy hiểm cho phổi. Để đảm bảo sức khỏe của mình bạn hãy tuân thủ những biện pháp phòng ngừa trên đây.

 

TRƠN TRƯỢT VÀ VẤP NGÃ

     Rất nhiều công nhân nghề gỗ gặp chấn thương do những tai nạn liên quan tới trơn trượt và vấp ngã. Nguyên nhân phổ biến dẫn tới các tai nạn này là do vấp phải dây cáp, công cụ máy móc, mẫu gỗ thừa, bụi gỗ, rác, chất lỏng, sáp, chất đánh bóng hoặc mặt sàn trơn, không bằng phẳng hoặc bị hư hại. Khi bị trượt hoặc vấp ngã, thông thường bạn sẽ không làm chủ được những gì sẽ tiếp diễn, và nếu bị ngã bạn sẽ có nguy cơ tiếp xúc với các máy móc không được che chắn kỹ càng, dẫn đến chấn thương nghiêm trọng. Ngay cả khi không tiếp xúc với các bộ phận nguy hiểm của máy thì việc trượt ngã cũng có thể gây ra những chấn thương nghiêm trọng.

1. Để giảm thiểu nguy cơ trượt hoặc vấp ngã - Hãy dọn dẹp xưởng gỗ sạch và gọn gàng

2. Xem xét mặt đất nếu: Cần phải sửa chữa, hoặc cần sơn chống trượt hoặc vạch chống trượt trong khu vực người lao động vận hành máy móc - Hãy sử dụng lớp sơn chống trượt giuwsp giảm bớt nguy cơ tai nạn do trơn trượt và vấp ngã gây ra.

3. Đường dây cáp, điện cần được thiết kế để đảm bảo đường dây không nằm trên mặt đất. Nếu không thực hiện được việc này thì đường dây cần được cố định và bao bọc. 

     Dọn xẹp xưởng gỗ gọn gàng không chỉ giảm thiểu nguy cơ trơn trượt và vấp ngã mà còn giúp cải thiện năng suất bởi lẽ bạn biết rõ nơi cất giữ mọi thứ và như vậy sẽ giúp di chuyển dễ dàng hơn

 

TIẾNG ỒN

     Các máy móc chế biến gỗ sản sinh ra một lượng lớn tiếng ồn. Nếu tiếp xúc với tiếng ồn trong thời gian ngắn có thể dẫn tới giảm thính lực tạm thời, còn nếu tiếp xúc lâu hơn có thể dẫn tới tình trạng tổn hại thính lực vĩnh viễn. Tuy nhiên có một vấn đề đó là có thể bạn không chú ý rằng thính lực của mình đang ngày càng suy giảm, bởi lẽ giảm thính lực thực chất là một quá trình diễn ra dần dần. 

     Tình trạng mất thính lực có thể xảy ra khi bạn phơi nhiễm với mức độ tiếng ồn trung bình trên 80dB trong một ngày làm việc 8 giờ, và chắc chắn sẽ xảy ra khi bạn phơi nhiễm với tiếng ồn trên 85dB trong một ngày làm việc 8 giờ. Nếu bạn không thể nghe được cuộc nói chuyện bình thường của mọi người trong khoảng cách 2m thì chắc chắn rằng bạn đã tiếp xúc với mức độ tiếng ồn cao dẫn tới tổn hại thính lực, do đó bạn cần phải hành động ngay.

1. Hãy nói với người lao động về hậu quả của việc tiếp xúc với tiếng ồn qua đó họ hiểu tại sao họ cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa.

2. Khi vận hành các máy móc chế biến gỗ cần sử dụng phương tiện bảo vệ thính giác thích hợp và đảm bảo rằng các phương tiện đó được bảo dưỡng đúng cách. Nếu dùng không thích hợp hoặc không được bảo dưỡng đúng cách thì việc sử dụng các phương tiện này sẽ không hiệu quả.

3. Lựa chọn những máy móc ít tiếng ồn và thường xuyên bảo dưỡng. Khi được bảo dưỡng đúng cách máy móc sẽ tạo ra ít tiếng ồn hơn.

4. Thao tác riêng biệt giữa các công việc không gây tiếng ồn (Ví dụ: lắp ráp chi tiết) và các hoạt động gây tiếng ồn (Ví dụ: vận hành máy móc) để giảm thiểu số lượng lao động phơi nhiễm với tiếng ồn.

P5

 

5. Giảm số lượng giờ làm đối với những công nhân phơi nhiễm tiếng ồn, ví dụ thuyên chuyển công nhân đó qua làm công việc khác hoặc khu vực làm việc khác. 

     Các máy móc chế biến gỗ thường sản sinh ra mức tiếng ồn cao quá ngưỡng 80dB, ví dụ như máy cưa đĩa để bàn, máy bào và máy phay đứng tạo ra tiếng ồn từ 97dB đến 102dB. Nếu phơi nhiễm với mức tiếng ồn này trong thời gian ngắn cũng có thể dẫn tới tổn hại thính lực. Do đó bạn cần tuân thủ các biện pháp phòng ngừa nêu trên để đảm bảo sức khỏe của mình. 

 

ILO xin phép được thông báo rằng bản hướng dẫn này bao gồm những thông tin về khu vực công được Cơ quan Kiểm soát An toàn và Sức khỏe Vương Quốc Anh ban hành và cấp phép theo Giấy phép của Chính phủ Vương Quốc Anh v1.0.

http://hse.gov.uk/woodworking/index.htm

 

 

 

 

 

 

NHÀ CUNG CẤP

    Ý KIẾN PHẢN HỒI