Chọn giày bảo hộ lao động dựa trên tính năng bảo vệ
Bạn lựa chọn giày bảo hộ lao động như thế nào?
Mẫu đẹp, giá cả phải chăng tất nhiên rồi. Nhưng chưa đủ
Vậy còn điều quan trọng nhất khiến một đôi giày bảo hộ lao động khác với các đôi giày bình thường khác, giày thể thao, giày công sở, tính năng bảo vệ của giày bảo hộ, bạn lựa chọn như thế nào?
Tùy theo yêu cầu công việc, đặc thù của môi trường làm việc của bạn hãy lựa chọn giày bảo hộ có tính năng bảo vệ phù hợp nhất với cơ sở tham khảo là tiêu chuẩn quốc tế EN ISO 20345:2011 Personal Protective Equipment – Safety Footwear
Trước khi lựa chọn giày bảo hộ lao động bạn nên tham khảo và đánh giá những rủi ro có thể xảy ra tại nơi làm việc, những rủi ro đó có thể là:
- Điều kiện ẩm ướt
- Môi trường xung quanh có tích điện
- Trơn trượt
- Bị vật nhọn đâm, cắt vào chân
- Vật rơi
- Hóa chất
- Nhiệt độ cực đoan (quá nóng hoặc quá lạnh)
Một khi đã xác định các mối nguy bạn sẽ biết phải làm gì để bảo vệ bàn chân và từ đó lựa chọn giày hoặc ủng an toàn nhất.
Tiêu chuẩn EN ISO 20345 phân loại giày/ủng bảo hộ dựa trên các tính năng bảo vệ của sản phẩm. Cụ thể như sau:
Giày bảo hộ làm từ da và các vật liệu khác (không phải cao su và polyme) Safety footwear made from leather and other materials (not rubber/polymeric) |
Giày bảo hộ làm từ cao su và polyme All-rubber or all -polymeric |
||||||||
Xếp hạng về tính năng bảo vệ Rating |
SB |
SBP |
S1 |
S1P |
S2 |
S3 |
SB |
S4 |
S5 |
Chống trượt Anti-slip properties |
✓ |
✓ |
✓ |
✓ |
✓ |
✓ |
✓ |
✓ |
✓ |
Chống dập ngón Toe cap |
✓ |
✓ |
✓ |
✓ |
✓ |
✓ |
✓ |
✓ |
✓ |
Gót kín hoàn toàn Closed seat region (fully enclosed heel) |
✓ |
✓ |
✓ |
✓ |
✓ |
✓ |
|||
Gót giày hấp thụ xóc Energy absorption at seat area |
✓ |
✓ |
✓ |
✓ |
✓ |
✓ |
|||
Chống tĩnh điện Antistatic properties |
✓ |
✓ |
✓ |
✓ |
✓ |
✓ |
|||
Đế chống dầu Oil and fuel resistant |
|
|
✓ |
✓ |
✓ |
✓ |
|
✓ |
✓ |
Chống thấm nước Water penetration & absorption resistance |
✓ |
✓ |
|||||||
Chống đâm xuyên Penetration resistant midsole |
✓ |
✓ |
✓ |
✓ |
|||||
Đế giày có gờ nổi Cleated outsole |
✓ |
✓ |
Khả năng chống trượt của giày bảo hộ ký hiệu bằng các chữ: SRA, SRB, SRC:
SRA: Sản phẩm được thử nghiệm trên bề mặt gạch men với dung dịch sodium lauryl sulphate
SRB: Sản phẩm được thử nghiệm trên bề mặt thép với glycerol.
SRC: Sản phẩm được thử nghiệm trên cả hai loại bề mặt trên
Các tính năng bảo vệ đặc biệt khác:
Những tính năng này được thể hiện trên giày bảo hộ bằng các từ viết tắt.
C – Conductive – Dẫn điện
A – Antistatic – Chống tĩnh điện
I - Insulation against electricity – Cách điện
HI - Insulation against heat – Cách nhiệt, nhiệt độ cao
CI - Insulation against cold- Cách nhiệt, nhiệt độ thấp
E - Energy absorbing seat region – Phần gót hấp thụ năng lượng
AN - Ankle protection – Bảo vệ mắt cá chân
HRO - Heat resistant outsole – Đế ngoài chịu nhiệt
WR - Water resistant – Chống thấm nước
WRU - Water resistant upper – Phần trên của giày chống thấm nước
M - Metatarsal protection – Bảo vệ bàn chân
CR - Cut resistant upper – Phần trên giày chống cắt
Nhận biết tính năng bảo vệ của sản phẩm giày / ủng bảo hộ lao động
Trên tất cả các đôi giày / ủng bảo hộ được chứng nhận EN ISO 20345 đều có thể hiện thông tin cấp độ bảo vệ của sản phẩm. Thông tin này thường được thể hiện ở mặt trong của lưỡi giày hoặc mặt trong của phần thân ủng.
Ví dụ thông tin tín năng được thể hiện ở mặt trong của lưỡi giày: Ký tự trong khung đỏ, “S3 SRC”. Có nghĩa là sản phẩm có cấp độ bảo vệ S3 và có khả năng chống trượt cấp SRC
Như vậy bạn đã biết cần trang bị cho mình giày bảo hộ lao động có những tính năng nào, bạn đã biết làm sao để nhận dạng được sản phẩm có đủ những tính năng bạn cần hay chưa.
Vẫn còn một tiêu chí lựa chọn cuối cùng nhưng vô cùng rất quan trọng đó là … sự THOẢI MÁI. Tất nhiên rồi, bạn không thể thoải mái làm việc với một đôi giày cứ làm bạn khó chịu, và điều đó rất dễ gây ra sự mất an toàn. Hãy chọn một đô giày đúng kích cỡ, không to quá cũng không rộng quá, bên cạnh đó thì một đô giày chất lượng cũng sẽ giúp bạn an tâm hơn.
Lưu ý số Size (Ví dụ: 40,41,42…) của giày bảo hộ lao động hiện nay trên thị trường không được chuẩn hóa (giày trong nước và giày nhập khẩu có cách quy định số size giày không giống nhau) do đó nếu bạn đặt giày online thì nên liên hệ với chúng tôi trước để được tư vấn thêm về kích cỡ giày hoặc tốt nhất là trực tiếp đến cửa hàng để mang thử, qua đó bạn còn có thể cảm nhận thử sự thoải mái khi sử dụng sản phẩm, không nên lấy số size của thương hiệu giày bạn đang mang để đặt mua giày của một thương hiệu khác rất có thể bạn sẽ nhận được một sản phẩm quá chật hoặc quá rộng.
Quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi để tìm hiểu thêm thông tin và được tư vấn lựa chọn sản phẩm phù hợp với quý khách nhất!